Cải thiện hồ sơ sau khi trượt visa du lịch Nhật Bản như thế nào?

Có rát nhiều người mong muốn được đặt chân đến đất nước Nhật Bản xinh đẹp một lần trong đời. Tuy nhiên, đã không ít trường hợp ngậm ngùi từ bỏ giấc mơ của mình chỉ vì rớt visa du lịch Nhật Bản. Nhưng nếu biết cách cải thiện hồ sơ thì trượt visa không có nghĩa là bạn đã mất cơ hội đến  xứ sở mặt trời mọc.

1. Vực dậy tinh thần khi trượt visa du lịch Nhật Bản

Bỏ đi tất cả các suy nghĩ tiêu cực như rớt rồi thì chắc lần sau cũng rớt nữa, thôi thì mình không có duyên ở đất nước này. Thay vì từ bỏ thì tại sao bạn không cố gắng và cho mình một cơ hội nữa để theo đuổi ước mơ của mình.

Chúng ta phải hiểu rõ một sự thật là rớt visa một lần thì tỷ lệ xin visa lần sau sẽ giảm bởi hồ sơ bạn sẽ được xem xét kỹ hơn vào lần sau. Bạn cũng nên biết một điều, LSQ Nhật Bản luôn có đội ngũ những người có kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cao để có thể biết được thông tin hồ sơ nào thật, hồ sơ nào giả. Những điều tra viên sẵn sàng kiểm tra thông tin của bạn bất cứ thời điểm nào ở bất cứ vùng miền nào. Chính vì vậy bạn phải thật sự nghiêm túc và chính xác trong việc khai thông tin trong hồ sơ của mình.

Cải thiện hồ sơ như thế nào sau khi trượt visa du lịch Nhật Bản?

2. Phân tích các nguyên nhân trượt visa du lịch Nhật Bản

– Hồ sơ không trung thực

Nên lưu ý rằng, mọi sự bất hợp lý và không rõ ràng đều sẽ bị phơi bày khi LSQ xét hồ sơ. LSQ Nhật Bản có đủ khả năng và kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn để biết được hồ sơ nào là thật, hồ sơ nào là giả. Các điều tra viên (có cả người Việt và Nhật Bản) họ sẵn sàng đến nhà bạn để kiểm tra bất cứ lúc nào, dù bạn ở bất kỳ đâu tại Việt Nam. Vì thế, điều tuyệt đối không được làm trong một bộ hồ sơ xin visa là làm hồ sơ giả và khai báo những gì không đúng với sự thật.

Cái khó của việc xin visa du lịch Nhật Bản còn đến từ việc Việt Nam là nước nằm trong danh sách những nước có độ rủi ro cao về visa. Mặc dù LSQ Nhật Bản đã có nhiều ưu ái đối với visa đến từ Việt Nam nhưng nếu không chứng minh được mục đích rõ ràng và khả năng quay trở về Việt Nam thì LSQ Nhật Bản sẽ vẫn từ chối cấp visa cho bạn

– Hồ sơ tài chính không tốt

Chứng minh tài chính là một vấn đề hơi nhạy cảm ở Việt Nam bởi nhiều lý do khác nhau như gia đình bạn không đủ tiềm lực kinh tế, thiếu giấy tờ xác thực hoặc các thủ tục giấy tờ liên quan tới pháp lý gặp rắc rối… Chính vì vậy, các giấy tờ chứng minh tài chính của bạn đôi khi không rõ ràng hoặc không đạt được mức yêu cầu chuẩn của LSQ và họ có quyền nghĩ bạn không đủ khả năng chi trả trong suốt thời gian du lịch và có thể trở thành gánh nặng của đất nước họ. Vậy để tránh những điều đáng tiếc xảy ra chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau: Hãy xem xét kỹ lại các nguồn thu nhập của từng người bảo trợ đã được chứng minh rõ ràng hay chưa? Nếu người bảo trợ có công ty riêng thì phải đảm bảo rằng tất cả các giấy tờ liên quan tới công ty đầy đủ, chính xác và rõ ràng, quan trọng nhất là bộ Báo Cáo Tài Chính và các giấy tờ nộp thuế. Một số trường hợp nghĩ rằng chỉ cần bảng lương là đủ nhưng thực tế thay vì là bảng lương bạn nên thay thế bằng các bảng sao kê tài khoản để giấy tờ mang tính pháp lý uy tín hơn.

– Thông tin cá nhân không rõ ràng

LSQ thường tâp trung kiểm tra các vấn đề sau của bạn:

– Lịch sử xuất ngoại của bạn

– Người thân của bạn tại Nhật Bản và các mối quan hệ gia đình

Khi bạn khai thông tin người thân tại Nhật Bản, bạn có chắc rằng đã khai đầy đủ thông tin chưa? Có những bộ hồ sơ rất hoàn hảo nhưng vì khai không đủ thông tin của người thân tại Nhật Bản như có người Bác họ hàng xa tại Nhật Bản nhưng lại không khai đã bị LSQ từ chối visa. Về lỗi về lịch sử xuất ngoại, trường hợp đơn giản nhất là ba hoặc mẹ từng du lịch Nhật Bản nhưng lại không khai với LSQ do đó bị đánh rớt, khá là hy hửu.

Còn một trường hợp khác, cũng liên quan đến “Lịch sử xuất ngoại”, đó là với các hồ sơ là nữ, đã từng đi làm nhưng chưa bao giờ rời khỏi Việt Nam, thì khi xin visa, hồ sơ này sẽ rất dễ bị từ chối do LSQ không tin rằng mục đích thật sử của người xin visa là đi du học. Vì thế với trường hợp này, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà sẽ có hướng giải quyết riêng và phải chứng minh mục địch học tập thực sự của mình với LSQ.

Cải thiện hồ sơ như thế nào sau khi trượt visa du lịch Nhật Bản?

– Những nguyên nhân khác

Những vấn đến này thường bao gồm lý do sức khỏe; các giấy tờ của bạn không được chứng thực hay rõ ràng… Thực tế các lỗi này rất ít khi xảy ra và không phải điểm chính mà chúng tôi muốn nhắc đến.

Ngoài ra, vấn đề làm giả giấy tờ, điều này các bạn sẽ bị cấm nộp đơn xin nhập cảnh vào Nhật Bản trong vòng 5 năm. Đây là vi phạm đặc biệt nghiêm trọng với Nhật Bản. Vì vậy, tuyệt đối đừng vi phạm nếu bạn còn muốn du học.

3. Vậy cải thiện hồ sơ xin visa du lịch Nhật Bản như thế nào khi trượt visa?

– Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ

Bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất khi nộp hồ sơ xin vi sa Nhật Bản cho đại sứ quán là hồ sơ của bạn phải đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định. Các loại giấy này cần được dịch và công chứng (đối với bản tiếng việt), điền form chính xác và đầy đủ thông tin.

Nếu chưa tự tin thì trước khi làm hồ sơ bạn có thể hỏi liên hệ với dịch vụ xin visa du lịch Nhật Bản của Á Châu để được hỗ trợ nhanh chóng. Chúng tôi sẽ giúp bạn chuẩn bị các loại giấy tờ chính xác hơn, tiết kiệm thời gian và công sức hơn đấy.

– Chứng minh nguồn tài chính rõ ràng

Khi muốn chứng minh tài chính bạn nên chuẩn bị giấy chứng minh việc làm, nêu rõ mức lương hoặc nếu người tài trợ là chủ doanh nghiệp thì phải có giấy phép kinh doanh và biên lai thuế 6 tháng vừa qua.

Đối với các trường hợp kinh doanh tự do nhưng không có giấy phép kinh doanh thì nên giữ lại các phiếu thu, giấy nộp thuế…

– Phỏng vấn xin visa du lịch Nhật Bản (nếu có)

+ Nên ăn mặc nghiêm túc, thái độ tôn trọng, bình tĩnh, tự tin, đúng mực trong quá trình phỏng vấn và cần mang theo bản chính của các giấy tờ đã nộp vào Tổng Lãnh Sự Nhật Bản hoặc các giấy tờ bổ sung khác (nếu có).

+ Nhân viên lãnh sự sẽ hỏi bạn muốn phỏng vấn bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt. Bạn tự tin về khả năng ngoại ngữ của mình thì có thể chọn phỏng vấn bằng Tiếng Anh

+ Lúc trả lời câu hỏi, bạn nên tránh kể chuyện đời bạn hay kể chuyện gia đình của bạn cho nhân viên lãnh sự. Nhân viên lãnh sự rất bận và phải phỏng vấn nhiều người trong một ngày. Họ không muốn nghe bạn kể chuyện dài dòng cho một câu hỏi ngắn.

Chúc các bạn thành công!

Tin liên quan: