Làm thế nào để xin visa Mỹ diện du lịch thành công là điều rất nhiều đương đơn mong muốn, bởi lẽ, đối với visa nhập cảnh vào Mỹ với các mục đích lưu trú ngắn hạn thuộc vào diện khó. Việc bạn phải cung cấp đầy đủ thông tin và thủ tục, bước xét duyệt visa cũng được xử lý chặt chẽ hơn. Nếu có thông tin bất thường khi bạn cung cấp trong hồ sơ xin visa Mỹ, cũng dẫn đến việc bạn bị từ chối visa Mỹ. Á Châu xin chia sẻ vài kinh nghiệm xin visa du lịch Mỹ thành công ít ai biết.
Nguyên tắc phỏng vấn visa du lịch Mỹ
Nhìn chung, nguyên tắc phỏng vấn visa là tại thời điểm phỏng vấn, các viên chức lãnh sự đều mặc định hiểu rằng bạn (đương đơn) đang có ý định ở lại Mỹ. Vì vậy, việc của đương đơn cần làm đó là chứng minh điều ngược lại. Nếu viên chức lãnh sự được thuyết phục bởi sự chứng minh ấy, họ sẽ đồng ý cấp visa cho bạn.
Câu trả lời chung cho hầu hết visa xin vào các nước đều nằm trong 3 mảng chính, đó là:
– Thông tin cá nhân: tình trạng hôn nhân, quan hệ gia đình, họ hàng, nhân thân…
– Khả năng tài chính: sở hữu bất động sản, sổ tiết kiệm, thu nhập…
– Công việc: hợp đồng lao động, đăng ký kinh hoanh, quyết định bổ nhiệm…
Bạn cần chuẩn bị thật chỉn chu và đầy đủ những giấy tờ trên. Một điều ngạc nhiên là khi phỏng vấn visa Mỹ, rất ít khi viên chức lãnh sự yêu cầu xem những giấy tờ đó, họ chỉ cần liếc mắt xem bạn mang đi những gì, chuẩn bị có kỹ không, cách bạn xếp giấy tờ ra sao là đánh giá được tính cách của bạn rồi.
Bạn nên để 3 loại giấy tờ gọn gàng vào 3 túi nhựa trong suốt, cần loại nào bạn nhanh chóng lấy ra loại đó, tránh lóng ngóng kiếm tìm giấy tờ sẽ rất mất điểm.
Ngoài phần “cứng” là giấy tờ, phần “mềm” là phong cách, thái độ và cách ăn mặc trong buổi phỏng vấn cũng rất quan trọng, sẽ quyết định phần lớn sự thành công của bạn. Thực ra, khi bạn nộp đơn qua mạng, họ đã gần như quyết định đến 80% visa của bạn có được cấp hay không rồi, buổi phỏng vấn chỉ là thêm 20% mà thôi. Vì vậy hãy thật bình tĩnh, tự tin và tự nhiên để có được cảm tình từ viên chức lãnh sự.
Hãy lưu ý rằng tất cả viên chức lãnh sự đều có thể hiểu và nói được tiếng Việt nên bạn có thể phỏng vấn bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt, nhưng nếu bằng tiếng Anh sẽ thuyết phục hơn. Đặc biệt, họ đều được đào tạo rất vững về tâm lý học. Bạn sẽ được quan sát (qua camera an ninh) ngay từ khi bước vào cổng đến lúc xếp hàng, lấy vân tay, ngồi đợi đến lượt phỏng vấn. Tất cả những biểu hiện bất thường về cử chỉ hay nét mặt đều được ghi nhận và đánh giá trước khi bạn vào phỏng vấn trực tiếp. Bạn phải thật thoải mái, không căng thẳng.
Kinh nghiệm tham gia phỏng vấn
Khi được hỏi, cần trả lời rõ ràng, nhanh và dứt khoát. Thông thường, mỗi đương đơn chỉ có vài phút phỏng vấn nên họ hỏi gì trả lời nấy đừng giải thích dông dài. Nếu nghe không rõ, bạn có thể hỏi lại. Với người Mỹ, họ rất coi trọng sự trung thực và lấy tiêu chí này làm thước đo hàng đầu cho việc xét visa. Họ là bậc thầy về kiểm chứng và xác nhận thông tin nên bạn đừng hy vọng qua mặt được họ. Nếu họ phát hiện bạn nói dối thì cánh cửa vào Mỹ của bạn có thể sẽ bị đóng vĩnh viễn.
Những câu hỏi của họ thường rất đơn giản và dễ hiểu, không đánh đố. Vì vậy, vấn đề thường ít nằm ở câu trả lời mà là ở cách bạn trả lời ra sao. Cứ trả lời đúng sự thật một cách tự nhiên (Ví dụ bạn có người thân ở Mỹ thì nói là có, bạn dự định đến Mỹ với mục đích gì thì nói rõ ràng và cụ thể về kế hoạch đó vì họ chỉ cần biết bạn thực sự có đi đúng mục đích hay không thôi). Đôi khi cũng có một chút may rủi trong khi phỏng vấn xin visa. Các viên chức lãnh sự dù được đào tạo như nhau nhưng họ cũng là con người nên đôi khi cũng rất cảm tính. Nhưng nếu bạn tự tin (đừng thái quá), chuẩn bị đầy đủ đúng những gì mình có và trung thực thì cho dù gặp người dễ hay khó, bạn cũng sẽ có nhiều cơ hội nhận visa hơn.
Ngay sau buổi phỏng vấn, nếu họ nói “Xin chúc mừng” hoặc “Bạn đã xong rồi” và giữ lại hộ chiếu của bạn thì tức là bạn đã thành công, nếu họ trả lại hộ chiếu tức là bạn bị từ chối. Nếu bị từ chối, bạn nên ra về ngay, không hỏi thêm.
Lời Khuyên Khi Xin Visa Du Lịch Mỹ
Không chỉ những trường hợp không đủ tiêu chuẩn nhập cảnh vào Mỹ như trẻ tuổi, còn độc thân, hộ chiếu trắng (chưa xuất ngoại lần nào)… mới gặp khó khi xin visa mà ngay cả chủ nhân của những bộ hồ sơ hoàn hảo nhất cũng có nguy cơ bị đánh rớt khi phỏng vấn lần đầu tiên. Một yếu tố khiến việc xin visa trở nên khó khăn xuất phát từ khâu chuẩn bị hồ sơ. Thay vì nộp các giấy tờ chứng minh những ràng buộc với gia đình, công việc tại Việt Nam nhằm thuyết phục viên chức lãnh sự mình sẽ quay về khi hết hạn visa, không ít du khách nghĩ rằng những lá thư mời, thư bảo lãnh của người thân từ Mỹ gửi về mới chính là “chìa khóa” giúp họ mở cánh cửa nhập cảnh du lịch Mỹ. Tuy nhiên điều đó lại hoàn toàn không tốt cho cuộc phỏng vấn của bạn. Bạn phải chứng minh được khả năng tài chính độc lập (có sổ lương hưu, nhà có thuê, sổ tiết kiệm…). Cũng có nhiều trường hợp bị từ chối cấp visa chỉ vì sơ suất trả lời không khớp với hồ sơ hoặc trả lời sai khi nghe không rõ câu hỏi. Bạn sẽ không được chấp nhận cấp visa. Trong trường hợp này, du khách có thể yêu cầu viên chức lãnh sự nhắc lại câu hỏi hoặc im lặng chứ không nên vội vàng trả lời ngay.
Mặc dù đã cởi mở và thông thoáng hơn trước rất nhiều nhưng vòng phỏng vấn xin visa vẫn được xem là “rào cản” lớn nhất của du khách Việt khi muốn nhập cảnh vào Mỹ. Vì vậy, đối với những du khách có ý định đi du lịch Mỹ và đang e ngại khâu duyệt cấp visa, chúng tôi xin có một vài lời khuyên cho bạn:
– Bạn nên chuẩn bị hồ sơ thật kỹ, đáp ứng đủ 3 yếu tố: đầy đủ, rõ ràng (dễ xác minh, đối chiếu) và trung thực. Hồ sơ phải bao gồm: hộ chiếu còn thời hạn trên 6 tháng tính đến ngày dự định đi, đơn xin cấp visa, ảnh chụp theo đúng yêu cầu của lãnh sự quán… Nếu đi thăm thân qua con đường du lịch, hồ sơ không thể thiếu hợp đồng du lịch với công ty mà bạn đã mua tour, chương trình tour… Qua đó, bạn đã phần nào chứng minh được mục đích rõ ràng của chuyến đi đến Mỹ và khả năng tài chính của mình.
– Khi đi phỏng vấn, bạn nên ăn mặc gọn gàng, lịch sự. Mặc dù không ai quy định rạch ròi về những điểm này nhưng nếu có tác phong tốt, bạn vẫn có cơ may được “điểm” cao khi phỏng vấn.
– Bạn hãy trả lời phỏng vấn thật chính xác và ngắn gọn bởi lẽ thời gian phỏng vấn diễn ra rất ngắn (từ 1 đến 5 phút)
– Để thuyết phục viên chức phỏng vấn tin rằng bạn không có ý định lưu lại Mỹ vĩnh viễn, hãy chứng minh sự trở về của mình bằng những mối quan hệ ràng buộc trong công việc và gia đình. Những tài sản cố định có giá trị lớn như bất động sản, tài khoản ở ngân hàng, giấy phép đăng ký kinh doanh do bạn đứng tên…; mối quan hệ ruột thịt trong gia đình như có con nhỏ, cha mẹ già… là những yếu tố được quan tâm khi duyệt xét visa.