Xin visa Mỹ thường gặp những khó khăn gì?

Trước khi xin visa Mỹ, bạn nên tìm hiểu thật kỹ những thông tin hồ sơ thủ tục và những quy định từ Đại sứ quán, Lãnh sự quán yêu cầu. Nhìn chung xin visa đi Mỹ khó hơn các nước khác, việc xét duyệt thông tin hồ sơ sẽ lâu hơn, vì vậy, bạn cần chuẩn bị thông tin đúng như yêu cầu để tránh trường hợp bị từ chối visa. Vì sao xin visa Mỹ lại khó và thường gặp những khó khăn gì đang được nhiều người quan tâm.

Sẽ khác hơn các nước khác, khi bạn xin visa đi Mỹ bạn phải đặt lịch hẹn phỏng vấn và không cần nộp hồ sơ trước, bởi khi bạn đến trình diện và phỏng vấn tại văn phòng lãnh sự quán, bạn sẽ nộp hồ sơ trực tiếp tại đây. Rất nhiều trường hợp bị từ chối cấp visa mà không rõ nguyên do, bạn hãy cùng tìm hiểu nhé.

Kinh nghiệm xin visa Mỹ lưu trú ngắn hạn

Trước tiên, bạn cần xác định loại visa lưu trú ngắn hạn phù hợp với mục đích chuyến đi của bạn, ví dụ như đi du lịch, công tác, hay thăm người thân đang sinh sống và làm việc tại Mỹ, và sau đó bạn chuẩn bị hồ sơ thủ tục theo yêu cầu của mỗi diện visa trên.

Nguyên tắc phỏng vấn visa là tại thời điểm phỏng vấn, các viên chức lãnh sự đều mặc định hiểu rằng bạn (đương đơn) đang có ý định ở lại Mỹ. Vì vậy, việc của đương đơn cần làm đó là chứng minh điều ngược lại. Nếu viên chức lãnh sự được thuyết phục bởi sự chứng minh ấy, họ sẽ đồng ý cấp visa cho bạn.

Câu trả lời chung cho hầu hết visa xin vào các nước đều nằm trong 3 mảng chính, đó là:

– Thông tin cá nhân: tình trạng hôn nhân, quan hệ gia đình, họ hàng, nhân thân…

– Khả năng tài chính: sở hữu bất động sản, sổ tiết kiệm, thu nhập…

– Công việc: hợp đồng lao động, đăng ký kinh hoanh, quyết định bổ nhiệm…

Bạn cần chuẩn bị thật hoàn chỉnh và đầy đủ những giấy tờ trên. Bạn cần lưu ý thêm nữa là khi phỏng vấn visa Mỹ, rất ít khi viên chức lãnh sự yêu cầu xem những giấy tờ đó, họ chỉ cần liếc mắt xem bạn mang đi những gì, chuẩn bị có kỹ không, cách bạn xếp giấy tờ ra sao là đánh giá được tính cách của bạn rồi.

Hãy lưu ý rằng tất cả viên chức lãnh sự đều có thể hiểu và nói được tiếng Việt nên bạn có thể phỏng vấn bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt, nhưng nếu bằng tiếng Anh sẽ thuyết phục hơn. Đặc biệt, họ đều được đào tạo rất vững về tâm lý học. Bạn sẽ được quan sát (qua camera an ninh) ngay từ khi bước vào cổng đến lúc xếp hàng, lấy vân tay, ngồi đợi đến lượt phỏng vấn. Tất cả những biểu hiện bất thường về cử chỉ hay nét mặt đều được ghi nhận và đánh giá trước khi bạn vào phỏng vấn trực tiếp. Bạn phải thật thoải mái, không căng thẳng. Nên đem theo tờ báo hay quyển sách để ngồi đọc trong lúc chờ đợi, tránh việc lấy hồ sơ ra xem đi xem lại kiểu dò bài trước khi thi hoặc buôn chuyện với những đương đơn khác.

Khi được hỏi, cần trả lời rõ ràng, nhanh và dứt khoát. Thông thường, mỗi đương đơn chỉ có vài phút phỏng vấn nên họ hỏi gì trả lời nấy đừng giải thích dông dài. Nếu nghe không rõ, bạn có thể hỏi lại.

Kinh nghiệm xin visa Mỹ

Ai có thể đi cùng bạn đến buổi phỏng vấn?

Theo quy định chung trên toàn thế giới, ngoài đương đơn xin thị thực, không một ai được phép tham dự buổi phỏng vấn xin thị thực không định cư kể cả công dân Hoa Kỳ hoặc Thường Trú Nhân Hoa Kỳ. Tuy nhiên đương đơn xin thị thực không định cư có thể có người đi cùng trong một số trường hợp dưới đây:

– Đương đơn dưới 17 tuổi phải có ba/mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp đến tham dự phỏng vấn. Ba/mẹ của đương đơn phải mang theo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của mình, kèm theo giấy khai sinh của đương đơn khi đến buổi phỏng vấn. Người giám hộ phải có giấy tờ giám hộ hợp pháp và phải mang theo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của mình.

– Đương đơn từ 70 tuổi trở lên hoặc đương đơn cần sự trợ giúp đặc biệt có thể có người đi cùng đến dự phỏng vấn. Người đi cùng phải mang theo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của mình.

– Đương đơn không biết tiếng Anh hoặc tiếng Việt cần mang theo phiên dịch vì Đại sứ quán và Lãnh sự quán Hoa Kỳ chỉ phỏng vấn bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Phiên dịch phải mang theo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của mình.

Làm thế nào để chứng minh sự ràng buộc chặt chẽ khi xin visa Mỹ?

Sự ràng buộc là những khía cạnh khác nhau trong cuộc sống ràng buộc bạn với đất nước của bạn. Sự ràng buộc chặt chẽ khác nhau theo từng quốc gia, thành phố và giữa người này với người khác, nhưng có thể đưa ra một số ví dụ như:

– Công việc

– Gia đình

– Mối quan hệ với gia đình và bạn bè.

Trong khi tiến hành phỏng vấn thị thực, viên chức lãnh sự sẽ xem xét từng đơn xin thị thực và cân nhắc trường hợp, kế hoạch chuyến đi và nguồn tài chính của đương đơn cũng như các mối ràng buộc bên ngoài Hoa Kỳ đảm bảo việc đơn đương sẽ rời khỏi Hoa Kỳ sau chuyến đi tạm thời.

Tin liên quan: